Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Windsor (Anh)

Lâu đài Windsor


Lâu đài Windsor, thuộc thị trấn Windsor tại Berkshire Anh Quốc, là lâu đài lớn nhất thế giới còn có người ở. Diện tích sàn của lâu đài là 484,000 dặm vuông (44,965 mét vuông).

Cùng với Cung điện Buckingham tại Luân Đôn và Cung điện Holyrood tại Edinburgh, lâu đài Windsor là một trong những nơi ở của hoàng gia Anh. Nữ hoàng Elizabeth II dành rất nhiều kì nghỉ cuối tuần trong năm tại lâu đài này, sử dụng cho cả nhu cầu giải trí cá nhân cũng như những công việc của quốc gia.

Phần lớn vua và nữ hoàng Anh, sau đó là vua và nữ hoàng Vương Quốc Anh, đều có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và phát triển của lâu đài. Nơi đây giữ nhiệm vừa là pháo đài, nhà ở, cung điện chính và đôi khi là cả nhà tù của những hoàng thân Anh. Lịch sử của tòa lâu đài có gắn chặt với lịch sử của các triều đại ở nước Anh. Khi quốc gia hòa bình thì tòa lâu đài được mở rộng và phát triển thành nhiều khu rộng lớn, nhưng khi đất nước có chiến tranh nó lại biến thành các công sự và hình dạng của nó tiếp tục phát triển cho tới ngày nay.
---------------------------------------------

Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh

Dù không nằm giữa London hoa lệ nhưng lâu đài Windsor là công trình gắn với lịch sử đảo quốc này trong suốt gần 1.000 năm qua.

Đa số các vị vua và các Nữ hoàng của nước Anh đều góp phần xây dựng và mở rộng lâu đài Windsor. Khi đất nước bình yên, nó được mở rộng thêm các phần mới, tráng lệ và nguy nga. Còn vào những năm binh lửa, lâu đài Windsor biến thành một pháo đài với những bức tường đá cao vút.


Quá trình mở rộng và xây dựng đó biến Windsor thành lâu đài có diện tích rất rộng. Phần diện tích sàn của nó lên tới 45.000m2.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Toàn cảnh lâu đài Windsor nhìn từ trên cao. Không có tòa lâu đài nào trên thế giới còn có người sinh sống lại rộng hơn Windsor. Trong lịch sử của mình, Windsor từng là lâu đài, pháo đài và thậm chí có lúc là nhà ngục giam các quý tộc chống đối.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh

Đường dẫn vào lâu đài trong buổi hoàng hôn. Windsor ngày nay mở cửa cho du khách vào thăm quan, tuy nhiên những lúc Nữ hoàng có mặt ở đây, rất nhiều khu vực sẽ bị hạn chế để đảm bảo an ninh cũng như sự riêng tư cho bà và các thành viên Hoàng gia.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Tháp tròn của lâu đài Windsor. Nó nằm ở vị trí trung tâm của công trình và chính ở vị trí này, tòa lâu đài gỗ đầu tiên đã được vua William - Kẻ Chinh phục xây vào giữa thế kỷ 11. Sau này, lâu đài được mở rộng nhiều lần và các được chuyển sang xây bằng đá. Các bức tường thành kiên cố cũng xuất hiện để bảo vệ chủ nhân bên trong.
 Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh

Hình ảnh lâu đài Windsor vào cuối thế kỷ 19. Con sông trong ảnh chính là sông Thames nổi tiếng và bờ bên này của lâu đài là trường tư thục Eton, ngôi trường tư nổi tiếng nhất thế giới. Nó dành cho các con cháu gia đình danh gia vọng tộc và cũng là nơi hai hoàng tử hiện tại của nước Anh từng theo học.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Đây là căn phòng vẽ tranh của Nữ hoàng trong lâu đài. Tất cả các vật dụng vẫn được giữ nguyên vẻ cổ kính và khi bước vào đây, người ta dường như quay ngược thời gian để trở về quá khứ.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Hành lang lớn của lâu đài được trang trí bằng tượng cẩm thạch và bộ đôi áo giáp cổ. Một bộ đã có từ thế kỷ 16 trong khi bộ còn lại là quà tặng của vua Pháp và được đặt tại đây từ thế kỷ 17.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Căn phòng Đỏ này từng bị hủy hoại nặng nề bởi hỏa hoạn vào năm 1992, trần nhà đã bị sụp và các bức tường bị cháy xém. Người ta đã phải tốn nhiều tiền của và công sức để khôi phục lại vẻ huy hoàng của nó. Trong căn phòng này có treo nhiều tranh của các vị vua nước Anh xưa kia.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Đây là cảnh bên trong nhà nguyện Thánh George (vị thánh bảo hộ của nước Anh), nơi thường diễn ra các nghi lễ tôn giáo của Hoàng gia Anh. Nhà nguyện này đã được xây dựng từ thế kỷ 13 và cho tới giờ vẫn là một trong các địa điểm quan trọng nhất của lâu đài Windsor. Nó là nơi chôn cất 10 vị quân chủ nước Anh và cũng là nơi tổ chức các hôn lễ Hoàng gia.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Mây đen vần vũ phía trên bức tượng nữ hoàng Victoria. Vị nữ chủ nhân nổi tiếng này còn có biệt danh là Góa phụ Windsor khi bà rút về ở ẩn tại đây sau cái chết của chồng, Hoàng tử Albert.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Sảnh đường Thánh George trong một đêm tiệc huy hoàng. Đây là nơi Nữ hoàng thết đãi các vị khách cao quý nhất của mình. Trần nhà cao được trang trí bằng các lá cờ Thánh George trong khi hai bên tường là các bức chân dung cổ.
Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh 

Nữ hoàng đang hướng dẫn vợ chồng Tổng thống Ấn Độ thăm quan gian phòng khách có đặt một phần trong bộ sưu tập của Hoàng gia.
 Archi - Ghé thăm lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh
Tại lâu đài Windsor, các lính gác và đội quân lễ nghi vẫn mặc trang phục truyền thống cũng như cưỡi ngựa. Họ luôn giữ vẻ nghiêm trang lạnh lùng dù là khi tham gia các hoạt động chính thức hay đứng gác. Trong khoảng sân rộng này, mọi thứ vẫn y như cách đây hàng thế kỷ.

---------------------------------------------

Lộng lẫy của lâu đài Hoàng gia Windsor

Lâu đài Windsor nguy nga, tráng lệ với khung cảnh lãng mạn, yên bình luôn là điểm nhấn kiến trúc ấn tượng đối với mỗi du khách khi đặt chân đến xứ sở sương mù.
Windsor là tòa lâu đài nằm ở thị trấn Windsor vùng Berkshire, cách trung tâm London chưa đầy một giờ xe chạy, đây là một trong ba nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh (cùng với cung điện Buckingham ở London và Holyrood ở Edinburgh).
Dù không nằm giữa London hoa lệ nhưng lâu đài Windsor 1.000 năm tuổi này là chốn nghỉ ngơi ưa thích của Nữ hoàng Anh. 

Với diện tích sàn 44.965m2, Windsor là toà lâu đài lớn nhất thế giới còn có người sinh sống. Trong lịch sử, Windsor từng là lâu đài tráng lệ của hoàng gia trong thời bình, là pháo đài kiên cố với những bức tường đá cao vút khi có chiến tranh và có lúc là nhà ngục giam các quý tộc chống đối.

Lâu dài Windsor nằm bên dòng sông Thames thơ mộng, hiền hòa.

Trong lâu đài Windsor, cách bày trí và các vật dụng vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính, khiến mỗi du khách như đang xem một cuốn phim quay chậm trở về quá khứ. Khách tham quan có thể đi dạo quanh các phòng khách kiến trúc tinh xảo với đèn chùm lộng lẫy, bàn ghế hình dáng cầu kỳ, sàn trải thảm hài hoà và sang trọng đến từng chi tiết.


Ngoài ra, lâu đài Windsor còn có nhà nguyện Thánh George (vị thánh bảo hộ của nước Anh), nơi thường diễn ra các nghi lễ tôn giáo của Hoàng gia Anh. Nhà nguyện này được xây từ thế kỷ 13. Đây là nơi chôn cất 10 vị quân chủ nước Anh và cũng là nơi tổ chức các hôn lễ của thành viên hoàng gia.


Ngày nay, tại lâu đài Windsor, các lính gác và đội quân lễ nghi vẫn mặc trang phục truyền thống và cưỡi ngựa. Họ luôn giữ vẻ nghiêm trang lạnh lùng khi đứng gác hoặc tham gia các hoạt động nghi lễ chính thức. Không gian và con người ở lâu đài Windsor này dường như không chịu sự tác động của thời gian. Windsor trở thành nơi lưu giữ, tái hiện sống động kiến trúc cũng như cuộc sống của các thế hệ Hoàng gia Anh qua nhiều thế kỷ.

 
--------------------------------------------

Lâu đài Windsor: 900 năm vẻ đẹp hoàn mỹ

Trong số 24 triệu du khách nước ngoài đến tham quan nước Anh hàng năm, có lẽ chẳng ai lại không chọn lâu đài Windsor là điểm đến trong lộ trình. Khi đứng giữa Windsor rộng lớn và tráng lệ, tôi hiểu vì sao Buckingham không khiến mình lâng lâng và thao thức như khi đến đây. 

Nội thất trong lâu đài Winsor với lối kiến trúc đặc trưng thời Victoria. Ảnh: tư liệu

Không chỉ vì Windsor là lâu đài lớn nhất thế giới với diện tích gần 45.000m2 và toạ lạc ở một vùng đất tuyệt đẹp, nơi hợp lưu của sông Thames và sông Kennet, cách London chỉ 33 cây số về phía tây. Cũng không chỉ vì lâu đài Windsor là một trong ba nơi ở chính của hoàng gia Anh (hai nơi kia là Buckingham – London và Holyrood – Edinburgh). Điều làm rung động trái tim tôi – một du khách xa lạ lần đầu đặt chân đến xứ sở sương mù, chính là việc nữ hoàng tại nhiệm Elizabeth II và các thành viên hoàng gia luôn xem lâu đài Windsor là ngôi nhà chính để liên tục đi về. Ngôi nhà chính ấy (hay gọi theo cách Việt Nam mình là “nhà ông bà”) là nơi mà dòng họ bốn đời của hoàng gia Anh trú ngụ đã hơn 900 năm, từ đời vua thứ nhất là William the Conqueror (lên ngôi năm 1066).

Toà lâu đài này từ bao đời qua thực tế luôn có hơi ấm của con cháu hoàng gia cư ngụ, đi về, chứ không lạnh lẽo hơi ấm của hậu duệ như những toà di sản khác. Quá trình củng cố và mở rộng lâu đài Windsor – nơi ở chính của các triều đại Anh liên tục được tiến hành, từ đời này sang đời khác, bất chấp các cuộc chinh chiến và  chính biến.

Vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ và tuyệt mỹ của Windsor mà du khách bốn phương chiêm ngưỡng hôm nay đã được các thế hệ hoàng tộc trực tiếp chỉ đạo xây dựng, kế thừa và phát triển từ vật liệu gạch, gỗ, đất sang vật liệu đá, sắt, thép trong hơn 900 năm qua. Windsor độc đáo do kiến trúc và công năng của nó tự xa xưa: vừa là nơi ở của hoàng gia, vừa là nơi thiết triều, vừa là pháo đài.

Khó ngăn được sự thán phục và cảm phục sâu sắc đối với tầm nhìn, óc thẩm mỹ và trình độ quản lý của những chủ nhân xưa và nay ở Windsor khi bước vào các công trình chính yếu như The Albert Memorial Chapel, St George’s Chapel, The State Apartments. Tất thảy đều rất hoành tráng và tuyệt mỹ. Các công trình chính yếu này đều được các triều vua Henry III, Edward IV, Henry VIII, nữ hoàng Victoria đệ nhất… nối nhau xây dựng và gìn giữ, phát triển từ những năm 1200 trở về sau. Bên trong mỗi công trình đều chứa đựng những tác phẩm kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc mà ngày nay, nhiều chuyên gia về trùng tu di sản phải bái phục.

Tượng các vị vua với áo mão, binh giáp trên lưng ngựa, nét chạm khắc tinh xảo trên những vương mộ bằng đá trắng, tượng Thánh George là thánh hộ mạng của hoàng gia Anh, các hoa văn trên trần nhà và khung cửa sổ, các tác phẩm hội hoạ khiến người xem choáng ngợp về trình độ nghệ thuật và kích thước... Ở những phòng ngủ, phòng khánh tiết, phòng vẽ của nữ hoàng, phòng ăn của hoàng gia, phòng đọc sách và thư viện… đâu đâu cũng thể hiện tài năng khéo léo của các kiến trúc sư và sự chăm sóc tỉ mỉ của những người quản lý. Sự cẩn trọng trong thực thi các nguyên tắc trùng tu di sản đã tạo cho khách tham quan đương thời cái cảm giác được sống cùng quá khứ dù nó trôi qua đã gần một thế kỷ.

Sự nguy nga, sang trọng nào với mức đầu tư tiền của lớn cỡ nào nhưng không đúng cách, đúng tầm và không được chăm chút gìn giữ một cách cẩn trọng theo thời gian cũng đều sớm muộn trở thành phế thải theo một nghĩa nào đó. Đứng giữa vẻ đẹp hoàn mỹ của lâu đài Windsor tồn tại đã hơn 900 năm, tôi ngộ ra cho chính mình điều răn dạy ấy. Cái công tạo ra một giá trị kiến trúc – lịch sử và cái công tu bổ, giữ gìn giá trị ấy hàng thế kỷ đã được đền bù, được lượng giá bằng các giá trị vô hình và hữu hình từ lòng ngưỡng mộ của hậu thế.

Đến Windsor bằng cách nào?
Từ London, đến bất kỳ ga Metro nào cũng có thể mua vé đi thẳng đến Winsor. Tại trạm chuyển đổi, bạn sẽ chuyển từ tàu điện ngầm sang tàu hoả vẫn dùng chính vé ấy. Từ sân bay Heathrow, lấy xe bus (tại sân bay) đi Windsor, giá vé chỉ 4 bảng Anh. Nếu đi bằng taxi giá 30 bảng Anh một chiều.
Du khách bốn phương lũ lượt kéo về đây mỗi năm mấy chục triệu người, chấp nhận xếp hàng rồng rắn để vào thăm lâu đài, mặc cho tiền tàu xe đi từ nơi lưu trú ở London và giá vé tham quan rẻ nhất cũng lên tới ba, bốn chục bảng Anh. Giá phòng khách sạn ở cạnh lâu đài Windsor rẻ nhất cũng gần 200 bảng Anh/đêm. Một bữa ăn bình dân cũng tới 12 – 15 bảng Anh/người. Cả một vùng thị trấn Berkshire phát triển mạnh về kinh doanh tài chính, viễn thông, du lịch đều có ảnh hưởng rất quan trọng của di sản Windsor.

Khách đến đây đi thăm lâu đài hoàng gia, đi thăm trường trung học tư thục Eton nổi tiếng, xây từ thế kỷ 19 dành cho con cái các bậc đế vương danh giá, nơi mà các hoàng tử William và Harry của hoàng gia hiện tại từng theo học, thăm các cánh rừng mênh mông, nơi diễn ra các cuộc săn bắn nổi tiếng của hoàng gia, chứng kiến các cuộc diễu hành đổi gác đầy màu sắc của đội vệ binh hoàng gia, tất thảy đều đã trở thành một phần giá trị phi vật thể không thể tách rời của di sản Windsor nổi tiếng này…

Rời Windsor, tôi lại mơ mộng tự hỏi: bao giờ thì du lịch Việt Nam của chúng ta nghĩ được và làm được một cái gì đó tương tự như địa danh di – sản – sống Windsor? Chúng ta cũng có hoàng gia và hậu duệ, chúng ta cũng có cố đô và những hạng mục liên quan đến đời sống hoàng gia còn giữ được và trùng tu được… Cái chúng ta không có là gì thế nhỉ ? Tôi tự hỏi và sẽ tự trả lời, cho chính mình…



(Sưu tầm tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét