Lâu đài Chateau Chenonceaux

Lâu Đài Chenonceaux cũng là một trong những lâu đài cổ đẹp nhất ở thung lũng sông Loire. Tòa nhà lâu đài soi bóng dưới làn nước vì mặt tiền của nó được xây dựng trên những nhịp uốn bắc qua sông Cher - phụ lưu của sông Loire. Công trình kiến trúc chính của toà lâu đài có ba tầng với những lò sưởi được trang trí công phu, những cái giường che rèm và những bức tranh sơn dầu.
Chenonceaux được Henri II đánh giá là một trong những lâu đài đẹp và sang trọng nhất của Vương quốc ông. Trong nhiều giai đoạn lịch sử, lâu đài này là nơi ở của nhiều phụ nữ, nhưng nổi danh nhất trong số này là Diane de Poitiers, tình nhân của Henri II, và bà là người nhiều hơn ông 20 tuổi.
-------------------------------- *** --------------------------------
Lâu đài Chenonceau - dinh thự của những quý bà!
Chúng ta cùng bay tới Pháp Quốc đến thăm thung lũng sông Loire được mệnh danh là Thung lũng của các vị vua, nơi vui chơi giải trí của quý tộc Pháp với hàng loạt các lâu đài nguy nga dọc theo con sông Loire như Blois, Chaumont, Cheverny, Chambord, Villandry và Dusse.Trong đó Chenonceau là lâu đài được yêu thích nhất. Lâu đài giống như một nốt nhạc bắc ngang dòng sông Cher trong veo chảy giữa rừng sồi xanh tươi này đẹp như bài thơ tình mà vua Henri II dành tặng cho người tình Diane de Poitiers, một trong những nữ chủ nhân của lâu đài.
Lâu đài Chenonceau nằm gần ngôi làng nhỏ Chenonceaux, toạ lạc tại vùng Indre-et-Loire trong thung lũng Loire, Pháp Quốc. Lâu đài được xây dựng trên khu vực của một cối xay cũ trên sông Cher do kiến trúc sư người Pháp thời phục hưng Philibert Delorme thiết kế.

Lâu đài Chenonceau, Pháp Quốc
Lịch sử của toà lâu đài:
Trước đây nó là một điền trang bị phóng hoả vào năm 1411 để trừng phạt Jean Marques, chủ nhân của nó do tội xúi giục nổi loạn. Ông cho xây dựng lại một toà lâu đài và một cối xây trên diện tích cũ vào những năm 1430. Sau đó, người con thừa kế của ông là Pierre Marques bán toà lâu đài lại cho Thomas Bohier, viên thị thần của vua Charles VIII vào năm 1513. Bohier cho phá huỷ toà lâu đài hiện hữu và xây dựng một dinh thự mới từ năm 1515 đến năm 1521. Công việc thi công thỉnh thoảng do Katherine Briçonnet, vợ của Bohier giám sát, bà là một người yêu thích tổ chức các buổi tiệc cho giới quý tộc Pháp, trong đó có vua Francis I.
Sau đó, toà lâu đài bị vua Francis I tịch thu do các món nợ không trả cho Hoàng gia; sau khi vua Francis qua đời năm 1547, vua Henry II tặng lâu đài này cho người tình của ông là Diane de Poitiers. Bà cho người xây một cây cầu vòm bắc qua sông Cher, 1 phụ lưu của sông Loire, nối liền toà lâu đài với bờ bên kia. Ngoài ra, Diane còn mở rộng các khu vườn (trồng rau quả và hoa cùng với các loại cây ăn trái khác) được đặt dọc theo bờ con sông, được gia cố với các nền sân bằng đá ngăn chặn việc ngập nước, và các khu vườn hình chữ nhật với 8 hình tam giác ghép thành.
Diane de Poitiers là nữ chủ nhân không chính thức của toà lâu đài cho tới năm 1555, sau nhiều năm với những mưu mẹo, thủ đoạn khéo léo cuối cùng bà cũng giành được quyền sở hữu hợp pháp toà lâu đài về tay mình. Tuy nhiên, sau khi vua Henry II qua đời năm 1599, vợ của ông là hoàng hậu Catherine de'Medici lên nhiếp chính bằng quyền lực của mình đã tống khứ Diane (người tình của chồng bà) ra khỏi toà lâu đài. Nhưng bất động sản này không thuộc về hoàng gia, hoàng hậu không thể chiếm đoạt nên buộc Diane chấp nhận đổi toà lâu đài này lấy lâu đài Chaumont. Hoàng hậu Catherine đã biến lâu đài Chenonceau thành dinh thự yêu thích của riêng mình, và cho xây dựng thêm nhiều vườn hoa mới.
Là người nhiếp chính của Pháp Quốc, Catherine đã đổ cả 1 gia sản cho lâu đài với những bữa tiệc thâu đêm hào nhoáng. Vào năm 1560, lần bắn pháo hoa đầu tiên ở Pháp diễn ra trong suốt các lễ hội đánh dấu sự đăng quang của Francis II, con trai của Catherine. Hành lang chính (Grand gallery) được mở rộng dọc theo chiếc cầu bắc qua con sông được khánh thành vào năm 1577.
Hoàng hậu Catherine qua đời vào năm 1589, toà lâu đài chuyển sang cho cháu gái nội của bà là Louise de Lorraine-Vaudémont, vợ của vua Henry III. Khi được tin chồng bị ám sát, Louise rơi vào tuyệt vọng, trầm cảm, trong hết quãng đời còn lại, trong trang phục đen bà đi lang thang thơ thẩn vô định dọc theo các hành lang to lớn được trang trí với các tấm thảm màu đen ảm đạm.
Vào năm 1624, toà lâu đài có nữ chủ nhân mới khi Gabrielle d'Estrées, ái thiếp của vua Henry IV chuyển vào sống tại đây. Sau đó, toà lâu đài thuộc sở hữu của César of Vendôme, người thừa kế của hoàng hậu Louise, rồi chuyển sang cho dòng họ Valois thừa hưởng, toà lâu đài thỉnh thoảng có người ở và bỏ trống trong hơn 100 năm sau đó.
Năm 1720, công tước xứ Bourbon mua lại lâu đài Chenonceau. Dần dần, ông bán hết tất cả các thứ trong lâu đài. Trong đó có nhiều bức tượng được đặt tại cung điện Versailles sau này. Cuối cùng, nơi đây được bán cho một điền chủ tên Claude Dupin.
Vợ của Claude, bà Madame Louis Dupin, là người đã mang sự sống trở lại cho toà lâu đài khi tiếp đón Voltaire, Montesquieu, Buffon, Bernard le Bovier de Fontenelle, Pierre de Marivaux, and Jean-Jacques Rousseau đến viếng tăm nơi đây. Bà đã cứu thoát toà lâu đài khỏi bị phá huỷ trong cuộc cách mạng Pháp vì nó là chiếc cầu duy nhất bắc ngang qua con sông phục vụ cho việc di chuyển và thương mại trong nhiều dặm liền. Bà là người được cho là đã thay đổi cách phát âm tên của toà lâu đài (từ Chenonceaux thành Chenonceau) để làm vui lòng những người dân trong làng trong cuộc cách mạng Pháp. Bà đã bỏ từ "x" ở cuối tên Chenonceaux vì nó được xem là một biểu tượng của hoàng gia từ thời cộng hoà. Dù không có văn bản chính thức nào để chứng minh cho suy luận này nhưng toà lâu đài đã gắn liền và được mọi người chấp nhận với cái tên là Chenonceau.
Trong suốt chiến tranh TGT1, hành lang chính của toà lâu đài được sử dụng làm bệnh viện, còn trong chiến tranh TGT2, một đầu hành lang thuộc về khu vực do Đức Quốc Xã chiếm đóng, trong khi bên kia thuộc về vùng phi quân sự.
Ngày nay toà lâu đài có lối kiến trúc thời phục hưng này thuộc về dòng họ Menier (một nhà sản xuất chocolates nổi tiếng) và được mở cửa cho công chúng tham quan.
Nội thất bên trong:

Sân trước và tháp Marques (the forecourt and the Marques tower)
Trong quá trình xây dựng lại lâu đài Chenonceau vào thế kỉ 16, Thomas Bohier cho san bằng thành luỹ và cối xây trước đó của dòng họ Marques, dựng lên một toà lâu đài mới trên nền của cối xây cũ và chỉ giữ lại tháp canh Marques Tower, được Boheir trang trí lại theo phong cách thời phục hưng, phần còn sót lại cuối cùng của một thời hùng mạnh. Sân trước của lâu đài được làm lại mang hình dáng của lâu đài thời trung cổ và có hào nước bao quanh.
Phòng vệ binh (the Guard's room)
Ban đầu, phòng này dành cho binh lính sử dụng dùng để làm nơi nghỉ chân. Trên trần nhà có đính hình chữ H và C là tên viết tắt của vua Henry II và Catherine de' Medici. Tuy vậy, Henry đã cho người vẽ lại cho giống chữ D và H để bày tỏ tình yêu của mình với Diane de Poitiers.

Phòng vệ binh
Nhà nguyện (the Chapelle)
Nhà nguyện bên trong lâu đài
Cửa sổ nguyên gốc của phòng nguyện bị phá huỷ do bom nổ vào năm 1944, sau này được thay thế bằng cửa sổ kính màu do Max Ingrand chế tạo vào năm 1954. Trên bức tường trong phòng có treo nhiều bức hoạ về tôn giáo. Madame Dupin đã biến phòng này thành nhà kho chứa cũi để tránh cho nó khỏi bị đập phá trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng Pháp.
Phòng ngủ của Diane de Poitiers (Diane de Poiters' bedroom)
Đây là phòng của Diane de Poitiers, tình nhân của vua Henry II. Trong phòng có một lò sưởi do Jean Goujon thiết kế, có in ký hiệu H và C là viết tắt cho Henry và Catherine, nhưng ta cũng có thể nhìn thấy khi lồng ghép vào nhau nó tạo thành chữ H và D (Diane de Poitiers), phía trên đó là bức chân dung của hoàng hậu Catherine de'Medici do Sauvage thực hiện. Giường ngủ 4 chân có từ thế kỉ 17 và ghế bành có phủ da thuộc của vua Henry II.

Phòng ngủ của Diane de Poitiers
Phòng làm việc (Green study)
Đây là nơi làm việc của Catherine de' Medici, người nhiếp chính của Pháp quốc. Căn phòng ban đầu có màu xanh lá nhưng theo thời gian nay đã ngã sang màu xanh da trời.

Hàng lang phía trên cầu (The Gallery)
Vào năm 1576, theo bản vẽ của Philibert de I'Orme, Catherine de's Medici đã cho xây dựng một hành lang khiêu vũ phía trên cây cầu của Diane de Poitiers. Căn phòng này dài 60m, rộng 6m, có 18 cửa sổ với sàn lát đá đen xám và gạch trắng phấn. Căn phòng này được khánh thành vào năm 1577 trong sự kiện tấn phong vua Henry III, con trai của Catherine de' Medicin.

Hàng lang khiêu vũ
Trong suốt chiến tranh TGT1, Gaston Menier, chủ nhân của lâu đài đã biến nơi đây thành một bệnh viện. Trong chiến tranh TGT2, nhiều người đã lợi dụng vị trí cửa phía nam của hành lang này để trốn thoát sang vùng phi quân sự, trong khi cửa vào của lâu đài nằm trong vùng bị Đức quốc xã chiếm đóng.
Sảnh chính (the Hall)

Sảnh chính dưới tầng trệt
Trần của sảnh này được thực hiện vào nam 1515, với các đường cong nối với nhau tại một điểm chính giữa có hình tán lá, hoa hồng, thiên thần có cánh, hình cornucopia, và chimera. Ở phía trên cửa vào sảnh, có hình tượng của thánh John the Baptist, vị thần bảo hộ của toà lâu đài theo phong cách Luca della Robbia.
Khu nhà bếp (Kitchens)

Nhà bếp
Trong chiến tranh TGT1, nhà bếp thời phục hưng này chứa đầy các thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc chuyển toà lâu đài thành bệnh viện.
Phòng ngủ của Francis I (Francis I's bedroom)

Phòng này có một lò sưởi kiểu phục hưng, trên mặt lò sưởi là câu khẩu hiệu của Thomas Bohier - "S'il vient à point, me souviendra" có nghĩa là “Nếu tôi xây dựng được Chenonceau, người đời sẽ nhớ tôi mãi mãi!”, trong phòng có 3 chiếc bàn kiểu Pháp thế kỉ 15 và một cái tủ Ý thế kỉ 16. Trên tường có treo một bức chân dung của Diane de Poitiers do Francesco Primaticcio thực hiện.
Phòng khách của vua Louis XIV (Louis XIV living room)

Đây là căn phòng vua Louis XIV sử dụng trong chuyến viếng thăm của ông đến lâu đài Chenonceau vào ngày 14/07/1650.
Sảnh Catherine Briconnet (Catherine Briconnet's hall)
Sảnh này mang tên của Catherine Briçonnet. Trong thời gian Thomas Bohier vắng mặt, vợ của ông Catherine Briçonnet đảm trách việc giám sát xây dựng và quản lý lâu đài.
Phòng ngủ của 5 quý bà (Five queens' bedroom)

Đây là phòng ngủ của hoàng hậu Margot (vợ vua Henry IV), Elisabeth of Valois (vợ vua Philip II của Tây Ban Nha) và Mary Stuart (vợ vua Francis II), Elisabeth of Austria (vợ vua Charles IX), Louise of Lorraine (vợ vua Henry III).
Phòng ngủ của Catherine de' Medici (Catherine de' Medici's bedroom)

Đây là phòng của ngủ của Catherine de Médici, vợ vua Henry II
Phòng trưng bày Estampes (Estampes exhibition room)
Căn phòng trưng bày các bức hoạ vẽ lâu đài Chenonceau, những bức cổ nhất có từ năm 1560 và gần đây nhất là thế kỉ 19.
Phòng ngủ của Cesar of Vendome (Cesar of Vendome's bedroom)

Căn phòng của Cesar of Vendôme, con trai của vua Henry IV và Gabrielle d'Estrées, người trở thành chủ nhân của lâu đài vào năm 1624.
Các khu vườn

Chenonceau về đêm
Vẻ đẹp duyên dáng và đầy nữ tính của "Lâu đài các quý bà" còn được tôn thêm bởi hai vườn cảnh nằm hai bên lối vào lâu đài. Khách tham quan đã đứng lặng rất lâu trong khu vườn Diane de Poitiers và Catherine de Medicis, chiêm ngưỡng tòa lâu đài đá trắng với những mái nhọn màu xám vút cao ẩn mình duyên dáng trong màu xanh của rừng và sắc tím phớt xanh nhẹ như sương khói của loài hoa nở trên những lối đi trong vườn. Có hơn 40.000 cây hoa được trồng xen kẽ 2 lần vào mùa xuân và mùa hè trong năm. Ngoài ra còn có một khu vực rộng 79 ha trồng các loại cây gỗ lớn là nơi lý tưởng để đi dạo và tận hượng khung cảnh thơ mộng của nơi đây.
Một trong hai khu vườn đó được hoàng hậu Catherine de Medici (vợ vua Henri II) bài trí, còn khu vườn kia do góa phụ Diane de Poitiers (người tình của vua Henri II) sắp đặt. Hai khu vườn này là chốn thiên đường với những luống hoa hồng thẳng tắp và những bãi cỏ được tỉa tót, những bức tường bao xoắn ốc như mê cung của lâu đài.
-------------------------------- *** --------------------------------
Lâu đài Chateau Chenonceaux
Nằm cạnh đó có một công viên bao gồm hai khu vườn truyền thống, tiêu biểu cho phong cách thời Phục hưng của Pháp
Lâu đài Chateau Chenonceaux

Vườn Catherine de Medici

Chateau Chenonceaux cũng là một trong những lâu đài cổ đẹp nhất ở thung lũng sông Loire. Tòa nhà lâu đài soi bóng dưới làn nước vì mặt tiền của nó được xây dựng trên những nhịp uốn bắc qua sông Cher - phụ lưu của sông Loire. Công trình kiến trúc chính của toà lâu đài có ba tầng với những lò sưởi được trang trí công phu, những cái giường che rèm và những bức tranh sơn dầu.
Một lâu đài nổi tiếng khác là Chateau de Cheverny, ở phía nam sông Loire. Lâu đài này vẫn còn giữ được những đồ gia dụng cổ quý hiếm mà những lâu đài khác ở Loire không có vì trước kia, những đồ cá nhân thường được người chủ lâu đài mang theo trong những cuộc hành trình của mình. Những căn phòng trông như thể người ta chỉ vừa mới sử dụng ngày hôm qua. Các bức tường được bọc bằng đồ da và được trang trí bằng những tấm thảm và thảm thêu.
-------------------------------- *** --------------------------------
Chenonceau: Lâu đài trên sông của các quý bà
Nước Pháp có rất nhiều lâu đài. Chúng được xây dựng bởi các ông vua, các nhà quý tộc, những người giàu có. Do sự bền vững của vật liệu, kiến trúc cùng với điều kiện thuận lợi của khí hậu và công tác bảo quản nên rất nhiều trong số chúng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Các lâu đài rất đa dạng về quy mô, kiểu dáng nhưng lâu đài Chenonceau, còn được gọi là lâu đài của các quý bà (Chateau de Dames) có một nét độc đáo riêng, vì toàn bộ công trình chính nằm nằm vắt vẻo qua sông Cher và những người có công chính để xây dựng nó lại là các phụ nữ.
Chúng tôi bắt đầu tổ chức chuyến đi đến lâu đài này, tọa lạc trong thung lũng sông Loire, cách Paris vài trăm cây số, từ một quảng cáo các chuyến TGV (tàu cao tốc) giá rẻ, mỗi chiều 25 euro. Sau khi quyết định đi và bắt đầu đặt vé mới thất vọng tràn trề vì toàn bộ vé rẻ đã được bán hết từ trước. Rốt cuộc, sau một hồi sục sạo, bất ngờ tìm thấy vé TGV, khoang hạng nhất với giá 23,5 euro một chiều, với điều kiện là phải mua từng bộ 4 vé, quả là không tệ chút nào. Những chiếc ghế lớn của khoang này thật là thoải mái cho chuyến đi hơn 200km chỉ vỏn vẹn một tiếng đồng hồ.

Nhưng vì lâu đài Chenonceau không nằm ngay cạnh ga TGV nên chúng tôi phải tiếp tục bằng một chuyến tàu địa phương với hành trình mất 30 phút. Đang bực mình vì chỉ mất chừng đó thời gian di chuyển mà phải chờ 2 tiếng đồng hồ mới có tàu thì người bạn cùng đi méo xệch báo tin đã bỏ quên ví trên tàu TGV. Tuy trong ví chỉ có ít tiền nhưng điều nghiêm trọng là rất nhiều giấy tờ quan trọng đều nằm trong đó. Nghĩ đến cảnh phải hì hụi đi làm lại chúng mà ớn người. Cả nhóm kéo nhau đến văn phòng tiếp đón của nhà ga.
Nhân viên trong văn phòng, sau một hồi liên lạc, báo tin là đã tìm thấy ví trên tàu và chúng tôi chỉ cần chờ 1h30 sau, khi có tàu chạy ngược trở về, để được trả lại. Mọi người lại tươi như hoa vì khoảng thời gian đó cũng khớp với thời điểm khởi hành tiếp. Chuyến tàu này, tuy là tàu địa phương nhưng cũng rất đẹp đẽ, sạch sẽ và thoải mái. Bến đỗ mà chúng tôi xuống, thực ra chỉ là một cái mốc, như điểm dừng của xe buýt vậy, nằm ngay trước mặt của lâu đài. Ấn tượng đầu tiên là một con đường thẳng tắp, với hai hàng phong cao vút chừng vài chục mét. Nắng cuối xuân lấp lánh trên những chiếc lá non màu ngọc bích.

Lâu đài Chenonceau
Lâu đài Chenonceau (tiếng Pháp: Château de Chenonceau, phiên âm tiếng Pháp: [ʃa.to də ʃə.nɔ.so]) là một thái ấp gần ngôi làng nhỏ Chenonceaux, trong tỉnh Indre-et-Loire,thung lũng sông Loire ở Pháp. Nó được xây dựng trên địa điểm của một nhà máy cũ trên sông Cher, đôi khi trước khi đề cập đến đầu tiên của mình bằng văn bản trong thế kỷ 11. Thái ấp hiện nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Pháp thời kỳ Phục hưng Philibert Delorme. Đây là một trong những lâu đài thường được gọi là lâu đài của Loire. Được xây dựng năm 1513 bởi Katherine Briçonnet, trang trí bởi Diane de Poitiers và Catherine de Medici, được bảo vệ trong cuộc Cách mạng Pháp bởi Louise Dupin, nó cũng được gọi là lâu đài các quý cô.
Bên trong lâu đài được trang trí bằng những bức tranh hiếm và tấm thảm cổ, hoa trong mỗi mùa, các di tích lịch sử tại Pháp, một số vườn cảnh, công viên và vườn nho.

-------------------------------- *** --------------------------------
Lâu đài Chenonceau - dinh thự của những quý bà!
Chúng ta cùng bay tới Pháp Quốc đến thăm thung lũng sông Loire được mệnh danh là Thung lũng của các vị vua, nơi vui chơi giải trí của quý tộc Pháp với hàng loạt các lâu đài nguy nga dọc theo con sông Loire như Blois, Chaumont, Cheverny, Chambord, Villandry và Dusse.
Trong đó Chenonceau là lâu đài được yêu thích nhất. Lâu đài giống như một nốt nhạc bắc ngang dòng sông Cher trong veo chảy giữa rừng sồi xanh tươi này đẹp như bài thơ tình mà vua Henri II dành tặng cho người tình Diane de Poitiers, một trong những nữ chủ nhân của lâu đài.
Lâu đài Chenonceau nằm gần ngôi làng nhỏ Chenonceaux, toạ lạc tại vùng Indre-et-Loire trong thung lũng Loire, Pháp Quốc. Lâu đài được xây dựng trên khu vực của một cối xay cũ trên sông Cher do kiến trúc sư người Pháp thời phục hưng Philibert Delorme thiết kế.

Lâu đài Chenonceau, Pháp Quốc
Lịch sử của toà lâu đài
Trước đây nó là một điền trang bị phóng hoả vào năm 1411 để trừng phạt Jean Marques, chủ nhân của nó do tội xúi giục nổi loạn. Ông cho xây dựng lại một toà lâu đài và một cối xây trên diện tích cũ vào những năm 1430. Sau đó, người con thừa kế của ông là Pierre Marques bán toà lâu đài lại cho Thomas Bohier, viên thị thần của vua Charles VIII vào năm 1513. Bohier cho phá huỷ toà lâu đài hiện hữu và xây dựng một dinh thự mới từ năm 1515 đến năm 1521. Công việc thi công thỉnh thoảng do Katherine Briçonnet, vợ của Bohier giám sát, bà là một người yêu thích tổ chức các buổi tiệc cho giới quý tộc Pháp, trong đó có vua Francis I.
Sau đó, toà lâu đài bị vua Francis I tịch thu do các món nợ không trả cho Hoàng gia; sau khi vua Francis qua đời năm 1547, vua Henry II tặng lâu đài này cho người tình của ông là Diane de Poitiers. Bà cho người xây một cây cầu vòm bắc qua sông Cher, 1 phụ lưu của sông Loire, nối liền toà lâu đài với bờ bên kia. Ngoài ra, Diane còn mở rộng các khu vườn (trồng rau quả và hoa cùng với các loại cây ăn trái khác) được đặt dọc theo bờ con sông, được gia cố với các nền sân bằng đá ngăn chặn việc ngập nước, và các khu vườn hình chữ nhật với 8 hình tam giác ghép thành.
Diane de Poitiers là nữ chủ nhân không chính thức của toà lâu đài cho tới năm 1555, sau nhiều năm với những mưu mẹo, thủ đoạn khéo léo cuối cùng bà cũng giành được quyền sở hữu hợp pháp toà lâu đài về tay mình. Tuy nhiên, sau khi vua Henry II qua đời năm 1599, vợ của ông là hoàng hậu Catherine de'Medici lên nhiếp chính bằng quyền lực của mình đã tống khứ Diane (người tình của chồng bà) ra khỏi toà lâu đài. Nhưng bất động sản này không thuộc về hoàng gia, hoàng hậu không thể chiếm đoạt nên buộc Diane chấp nhận đổi toà lâu đài này lấy lâu đài Chaumont. Hoàng hậu Catherine đã biến lâu đài Chenonceau thành dinh thự yêu thích của riêng mình, và cho xây dựng thêm nhiều vườn hoa mới.
Là người nhiếp chính của Pháp Quốc, Catherine đã đổ cả 1 gia sản cho lâu đài với những bữa tiệc thâu đêm hào nhoáng. Vào năm 1560, lần bắn pháo hoa đầu tiên ở Pháp diễn ra trong suốt các lễ hội đánh dấu sự đăng quang của Francis II, con trai của Catherine. Hành lang chính (Grand gallery) được mở rộng dọc theo chiếc cầu bắc qua con sông được khánh thành vào năm 1577.
Hoàng hậu Catherine qua đời vào năm 1589, toà lâu đài chuyển sang cho cháu gái nội của bà là Louise de Lorraine-Vaudémont, vợ của vua Henry III. Khi được tin chồng bị ám sát, Louise rơi vào tuyệt vọng, trầm cảm, trong hết quãng đời còn lại, trong trang phục đen bà đi lang thang thơ thẩn vô định dọc theo các hành lang to lớn được trang trí với các tấm thảm màu đen ảm đạm.
Vào năm 1624, toà lâu đài có nữ chủ nhân mới khi Gabrielle d'Estrées, ái thiếp của vua Henry IV chuyển vào sống tại đây. Sau đó, toà lâu đài thuộc sở hữu của César of Vendôme, người thừa kế của hoàng hậu Louise, rồi chuyển sang cho dòng họ Valois thừa hưởng, toà lâu đài thỉnh thoảng có người ở và bỏ trống trong hơn 100 năm sau đó.
Năm 1720, công tước xứ Bourbon mua lại lâu đài Chenonceau. Dần dần, ông bán hết tất cả các thứ trong lâu đài. Trong đó có nhiều bức tượng được đặt tại cung điện Versailles sau này. Cuối cùng, nơi đây được bán cho một điền chủ tên Claude Dupin.
Vợ của Claude, bà Madame Louis Dupin, là người đã mang sự sống trở lại cho toà lâu đài khi tiếp đón Voltaire, Montesquieu, Buffon, Bernard le Bovier de Fontenelle, Pierre de Marivaux, and Jean-Jacques Rousseau đến viếng tăm nơi đây. Bà đã cứu thoát toà lâu đài khỏi bị phá huỷ trong cuộc cách mạng Pháp vì nó là chiếc cầu duy nhất bắc ngang qua con sông phục vụ cho việc di chuyển và thương mại trong nhiều dặm liền. Bà là người được cho là đã thay đổi cách phát âm tên của toà lâu đài (từ Chenonceaux thành Chenonceau) để làm vui lòng những người dân trong làng trong cuộc cách mạng Pháp. Bà đã bỏ từ "x" ở cuối tên Chenonceaux vì nó được xem là một biểu tượng của hoàng gia từ thời cộng hoà. Dù không có văn bản chính thức nào để chứng minh cho suy luận này nhưng toà lâu đài đã gắn liền và được mọi người chấp nhận với cái tên là Chenonceau.
Trong suốt chiến tranh TGT1, hành lang chính của toà lâu đài được sử dụng làm bệnh viện, còn trong chiến tranh TGT2, một đầu hành lang thuộc về khu vực do Đức Quốc Xã chiếm đóng, trong khi bên kia thuộc về vùng phi quân sự.
Ngày nay toà lâu đài có lối kiến trúc thời phục hưng này thuộc về dòng họ Menier (một nhà sản xuất chocolates nổi tiếng) và được mở cửa cho công chúng tham quan.
Nội thất bên trong
Trong quá trình xây dựng lại lâu đài Chenonceau vào thế kỉ 16, Thomas Bohier cho san bằng thành luỹ và cối xây trước đó của dòng họ Marques, dựng lên một toà lâu đài mới trên nền của cối xây cũ và chỉ giữ lại tháp canh Marques Tower, được Boheir trang trí lại theo phong cách thời phục hưng, phần còn sót lại cuối cùng của một thời hùng mạnh. Sân trước của lâu đài được làm lại mang hình dáng của lâu đài thời trung cổ và có hào nước bao quanh.
Phòng vệ binh (the Guard's room)
Ban đầu, phòng này dành cho binh lính sử dụng dùng để làm nơi nghỉ chân. Trên trần nhà có đính hình chữ H và C là tên viết tắt của vua Henry II và Catherine de' Medici. Tuy vậy, Henry đã cho người vẽ lại cho giống chữ D và H để bày tỏ tình yêu của mình với Diane de Poitiers.

Phòng vệ binh
Vượt qua con đường rợp bóng cây, bóng dáng tòa lâu đài chính hiện lên, sau lối đi trống trải với hai bức tượng nhân sư làm cổng vào. Phía bên phải là một tòa tháp nhỏ, với mái nhọn hình tròn. Ở trung tâm là tòa nhà lớn, vách bằng đá trắng, mái lợp đá đen, một kiểu thường ở kiến trúc cổ của nước Pháp. Tuy mới đầu mùa du lịch nhưng lượng du khách đến đây đã khá lớn. Chờ mãi tôi mới chụp được bức ảnh có... ít người chắn phía trước.

Đến gần tòa tháp nhỏ thì xuất hiện rất nhiều những bóng chim én với tiếng kêu vang lừng. Nhìn kỹ trên vách tòa tháp thì thấy san sát tổ của chúng. Những chú chim thoát chui vào trong tổ rồi thoát chui ra, nghiêng cánh chao liệng trên bầu trời đầy nắng.

Tiếp tục về phía trước là một cái sân rộng rãi, thoáng đãng với một vật nổi bật duy nhất ở giữa: một chiếc giếng cổ. Giếng đã cạn, không còn nước mà đầy những đồng xu lấp lánh. Người Pháp có tục ném xu xuống dưới để cầu xin cho điều ước của mình.

Là một tòa lâu đài cá nhân nên chiếm một phần lớn các phòng trong tòa nhà chính là các phòng ngủ. Đa phần, chúng có tông màu đỏ ấm cúng, với đồ vật quan trọng nhất là chiếc lò sưởi lớn ở giữa phòng và một chiếc giường rất đẹp. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì các chiếc giường đều khá ngắn. Thoạt đầu người bạn tôi còn cho rằng chúng dành cho trẻ con. Nhưng sau khi ngẫm lại với tầm vóc khiêm tốn của người Pháp trước đây thì điều này chẳng còn gì là lạ nữa.

Trong các phòng cũng treo khá nhiều các tác phẩm hội họa rất đẹp. Đa số chúng là chân dung của các vị chủ lâu đài. Vua Luis XIV cũng đã tặng cho lâu đài một bức ảnh tuyệt vời của mình, lồng trong một chiếc khung mạ vàng, chạm trổ tuyệt mỹ, sau một chuyến đi thăm của ông đến nơi này.

Từ các khung cửa sổ của lâu đài, ta có thể ngắm nhìn dòng sông Cher hiền hòa ở ngay dưới tầm mắt của mình. Quả là một cảm giác thú vị không mấy khi có được.

Ban công mở ra khung nhìn về phía sân trước, với vườn hoa mênh mông bên phải, được bao bao bọc bởi dòng nước dẫn từ sông chính vào. Rất nhiều người thích chụp ảnh từ khoảng không gian này.

Ra khỏi lâu đài, chúng tôi đi dọc theo bờ sông, về phía thượng lưu của sông Cher. Từ phía này có thể nhìn rõ hình ảnh tòa nhà chính soi bóng trên sông.

Đang là mùa nước cạn nên mực nước sông rất thấp. Tò mò dõi mắt một hồi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cá ở bên dưới. Có những con lớn khoảng vài cân, đang thong thả bơi lội trong dòng nước trong vắt. Tuy là vào buổi trưa, mặt sông loáng ánh nắng, nhưng với sự trợ giúp của cái ống kính télé và cái kính lọc phân cực, tôi dễ dàng thu được hình ảnh của những chú cá xinh đẹp này.

Rời bờ sông, chúng tôi quay ngược lại hướng trung tâm của của lâu đài bằng cách đi xuyên qua một vườn hoa lớn. Tuy không có nhiều loại hoa rực rỡ nhưng nó lại rất bắt mắt với những thảm cỏ và cây cối được tạo hình đan xen với các lối đi, như trong một chiếc bàn cờ.

Đối diện với vườn hoa theo trục giữa của lâu đài là các công trình kiến trúc phụ. Cạnh chúng là những cây tùng cổ thụ, có lẽ có từ thời mới lập lâu đài, vẫn vững vàng thách thức thời gian. Nằm xoài dưới gốc cây, nghĩ miên man về số phận của con người. Không biết liệu Nguyễn Công Trứ, nếu có được một công trình để đời như thế này, có còn cay đắng mà thốt lên:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".
-------------------------------- *** --------------------------------
Lâu đài Chenonceau
Nằm cách Chambord chừng 50km, Chenonceau được xây từ năm 1513 - 1521. Dù không hoành tráng bằng Chambord và cũng không đa phong cách như Blois, nhưng Chenonceau là một trong những lâu đài cổ đẹp nhất ở thung lũng sông Loire và là lâu đài được yêu thích nhất. Tòa lâu đài soi bóng dưới làn nước vì mặt tiền của nó được xây dựng trên những nhịp uốn bắc qua sông Cher (phụ lưu của sông Loire).Chenonceau còn được gọi là “lâu đài của các quý bà” nơi ghi đậm dấu ấn những nhân vật nữ nổi tiếng trong lịch sử Pháp thời Phục hưng đã gắn bó mật thiết với kiến trúc này: sang trọng và quyến rũ, nhẹ nhàng và thanh thoát.
Vẻ đẹp duyên dáng và đầy nữ tính của "Lâu đài các quý bà" còn được tôn thêm bởi hai vườn cảnh nằm hai bên lối vào lâu đài. Khách tham quan đã đứng lặng rất lâu trong khu vườn Diane de Poitiers, chiêm ngưỡng tòa lâu đài đá trắng với những mái nhọn màu xám vút cao ẩn mình duyên dáng trong màu xanh của rừng và sắc tím phớt xanh nhẹ như sương khói của loài hoa nở trên những lối đi trong vườn.

Chenonceaux có lẽ đây là lâu đài duy nhất thực sự “nằm trên một dòng sông”. Hình ảnh tòa lâu đài lung linh bóng nước là đề tài bất tận cho những người yêu nhiếp ảnh.

Chenonceaux được Henri II đánh giá là một trong những lâu đài đẹp và sang trọng nhất của Vương quốc ông. Trên đường từ lâu đài Chambord qua Chenonceau, tụi em đi ngang qua Tours một thành phố cổ kính thuộc Loire

Đường phố gần lâu đài Chenonceau


Chenonceau (tên đầu tiên là Chenonceaux) là lâu đài được xây bên bờ sông Cher, trải qua nhiều chủ và hầu hết là các nữ chủ nhân nên nó mang một nét đặc trưng khác với những lâu đài dành cho Vua chúa trong việc săn bắn ở thung lũng Loire. Nó còn được gọi là Lâu đài của các Qúy Bà (Château des Dames)
Đường vào Chenoncaeu (sau khi soát vé)

Tháp phía bên trái đang trùng tu

Tháp Marques

Château Chenonceau








Khi tham quan lâu đài này, chi tiết làm tôi cảm thấy thích và tìm hiểu lịch sử của nó là mối quan hệ của vua Henry II, hoàng hậu Catherine de Medici và tình nhân của Henry II - Diane de Poitiers – liên quan đến lâu đài.
Sau khi vua cha Francois I qua đời, Chenonceau được Henry II tặng cho Diane de Poitiers như một món quà. Bà đã cho trồng rất nhiều hoa, rau, cây ăn trái và xây và nới rộng lâu đài dưới dạng một chiếc cầu vòm nối liền tòa lâu đài với bờ bên kia của con sông.
Vườn hoa của Diane de Poitiers

Sau khi vua Henry II mất, Catherine de Medici với cương vị là nhiếp chính, muốn trục xuất Diane ra khỏi Chenonceau nhưng nó không còn là tải sản của Hoàng gia nên Catherine chỉ có thể buộc Diane đổi sang ở lâu đài Chaumont. Từ đó Chenonceau trở thành nơi cư ngụ yêu thích của Catherine và nó được tu bổ chăm sóc dưới tay của bà.
Vườn hoa của Catherine De Medici




-------------------------------- *** --------------------------------
Château de Chenonceau, mùa Thu nước Pháp
Năm 2000 toàn bộ thung lũng sông Loire (Val de Loire) được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là nhờ hệ thống lâu đài như nấm sau mưa của vùng này, mỗi lâu đài một vẻ đẹp khác nhau, có một đặc trưng khác nhau. Nếu ai đã từng xem chương trình giới thiệu các lâu đài nổi tiếng trên VTV3 thì hẳn đều mê mẩn những cái tên như Amboise, Chambord hay Chenonceau. Riêng tôi, tôi ấn tượng nhất Chenonceau, vì nó như thế này đây:
Đặc biệt chưa! Một cái lâu đài xây bắc ngang qua sông (sông Cher), có lẽ là độc đáo bậc nhất thế giới. Hồi xem tivi cứ ngỡ ngàng vì sự độc đáo của Chenonceau, không ngờ cuối cùng cũng được đặt chân tới đây. Nó không to như tôi tưởng tượng, vì thực ra đây cũng không phải lâu đài của vua, chỉ là lâu đài của các bà hoàng hậu hay người tình của vua mà thôi, vì thế Chenonceau còn có một cái tên khác là Château des Dames – Lâu đài của các quý bà. Vốn Chenonceau đã là lâu đài có lượng khách du lịch đông thứ hai của Pháp (sau Versailles), hai đứa tôi đến đây lại đúng vào ngày nghỉ lễ, nên người đông không thể tưởng được, chẳng kiếm được tí không khí tĩnh lặng nên có khi đi thăm những nơi đặc biệt như thế này. Nhưng may mắn là đây lại là mùa Thu! Trừ bầu trời xanh xám vô vị của những ngày đầu Đông, còn lại thì những con đường lá rụng, những hàng cây nửa đỏ nửa vàng, đẹp, tuyệt đẹp!

Lối vào


Mùa thu!
Vì là lâu đài của “các bà” nên nội thất cũng mang tông ấm, không hào nhoáng xa hoa như của “các ông”. Tiếc là chỉ 2 tiếng ngắn ngủi (giữa 2 chuyến xe bus duy nhất trong ngày từ Tours đến Chenonceau) nên chẳng thể đi ngắm kĩ từng cái ghế, từng bức hình của lâu đài được, đến một việc đơn giản là chụp ảnh cũng không thể làm đến nơi đến chốn, thất bại! Tiếc hơn nữa là hóa ra mỗi Chenonceau là lâu đài cho chụp ảnh thoải mái nhất, các lâu đài khác đều hạn chế việc này.


Một bình huệ (hoa thật) và phòng của Louis XIV (Hoàng đế Mặt trời – Le Roi Soleil, một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Pháp).
Chenonceau còn nổi tiếng vì có một gian bếp rất “hoành tráng”. Nó được lưu giữ rất tốt và đủ cho khách thăm quan hình dung ra một căn bếp của thế kỉ 16 nó như thế nào. Vẫn còn đủ dao, kéo, máy ép, lò nướng, chỉ có một cái thừa là … nhiều khách du lịch quá, chẳng thể tìm được chỗ nào mà chụp hình cho ra hồn.


Thạch đang chụp cái đầu lợn, trông chả khác nào cái đầu lợn trong Saw
Chenonceau được xây dựng rất cầu kì, cầu kì từ cái … trần nhà trở đi. Mỗi căn phòng có một kiểu trần riêng, hành lang có kiểu trần riêng, dù lát gỗ hay là lát đá thì cũng đều tinh xảo và đẹp mắt.


Căn phòng nổi tiếng nhất của Chenonceau có lẽ chính là cái phòng trải dài qua sông – la Galérie. Tiếc là không chụp được cái ảnh nào ra hồn, đông người quá!

Khu vườn của Chenonceau thì không có gì đặc sắc lắm, hehe vì ai đã đi Versailles rồi thì chả còn thấy hứng thú trước cái vườn nào nữa (may ra thì có vườn ở Villandry, nhưng lần này lại không đến được đó). Nhưng thôi post mấy cái gọi là đại diện:




Hai cảnh ảnh chả liên quan gì đến nhau, cánh đồng nho ngoài cổng Chenonceau và lò sưởi, nhưng nhỡ upload rồi, post nốt vậy.
(Sưu tầm tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét