Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Neuschwanstein (Đức)

Lâu đài Neuschwanstein


Toàn cảnh lâu đài là bức tranh đẹp tuyệt vời như trong truyện cổ tích.


sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố kiến trúc giữa cổ điển và Gothic
với thiết kế theo từng giai đoạn trữ tình (Ảnh: ulrikasheim)

Thân phụ của Ludwig là Maximilian II đã xây dựng lâu đài Hohenschwangau gần đó năm 1837 để làm nơi ở mùa hè. Mang phong cách Gothic, vì lúc đầu thế kỷ 19 phong cách có phần nào được chọn theo sách lịch sử mẫu. Nơi đây Ludwig trưởng thành, và cũng nơi đây trong phòng âm nhạc, lần đầu tiên ông được giới thiệu với nhà soạn nhạc Richard Wagner, với các vở opera tạo ấn tượng khó phai ở vị hoàng tử trẻ.
Cuối cầu thang của tháp phía Bắc, tượng rồng cúi mình đón chào những người lên đến đỉnh tháp. Do người kế vị Riedel - Julius Hofmann thiết kế, công đoạn này là một trong những phần sau cùng của tòa lâu đài xây hoàn tất vào năm 1884

Ludwig làm vua khi 18 tuổi không học hành chính thức, nhanh chóng nhận thấy mình bất hòa với các bộ trưởng trong chính phủ. Khi ông nhận thấy mình không có thiên hướng hay tài năng trong hoạt động chính trị, ông ngày càng rời xa thực tế thường nhật để lánh mình trong thế giới truyền thuyết và hoang đường.

Vào thời điểm ấy, địa điểm xây dựng lâu đài ngổn ngang các đống gạch vụn của lâu đài trước đó và trong lá thư gửi Wagner đề năm 1868, Ludwig viết: "Ta dự định xây dựng một tòa lâu đài theo phong cách thật sự của những hiệp sĩ Đức cổ đại trên đống đổ nát của lâu đài cũ... nơi đây Thánh thần sẽ đến thăm và chung sống với chúng ta trên đỉnh cao dốc đứng, thoáng mát với làn gió nhẹ thiên đàng". Lâu đài trở thành một tư dinh nơi nhiều anh hùng trong vở kịch âm nhạc của Wagner không chỉ ra mắt trong cuộc trình diễn mà còn luôn hiện diện như những nhân vật điển hình.

Thiết kế và phong cách

Phác họa lâu đài Neuschwanstein ban đầu của nhà thiết kế sân khấu Christian Jank trong Nhà hát cung đình Munic trong năm 1868 cũng đủ thích hợp. Sau đó những phác họa này được Edouard Riedel chuyển thành các bản vẽ kiến trúc khả thi vào năm sau. Địa điểm cũng tạo ra nhiều vấn đề đáng kể, vì cao hơn mặt đường hiện hữu đến 200m nằm trên vỉa đất trồi khô cằn. Sau cùng người ta phát hiện một con suối và bơm nước lên lâu đài đến ngày nay vẫn còn. Riedel đảm nhận công việc cho đến năm 1872, sau đó đến phiên 2 kiến trúc sư khác cho đến khi nhà vua đã hoàn tất, mặc dù các phần nội thất khác vẫn còn dang dở.

Phong cách chính là trường phái kiến trúc giữa cổ điển và Gothic Đức thế kỷ 13, mặc dù được hiểu theo cách tùy tiện. Một số đặc điểm lấy từ các công trình hiện có, nhưng nói chung là một thành phần độc đáo, tháp cao đồ sộ bất thường của lâu đài với các mái hình nón tạo ấn tượng khó quên xen lẫn rừng cây và dãy núi phía xa. Ngạc nhiên nho nhỏ là vào ban đêm nhà vua sẽ đi lên chiếc cầu ở cạnh phía Bắc để thưởng thức cảnh tòa lâu đài thắp sáng bằng chúc đài treo và vô số ánh nến lung linh tựa thể trong truyện cổ tích.

Bên ngoài lâu đài cũng tạo ấn tượng bằng cách bố trí các yếu tố khác nhau và tường đá đồ sộ được làm dịu đi bằng chi tiết trang trí rất nhỏ. Vì thế khách tham quan hoàn toàn không ngờ trước sự phong phú và phức tạp của các sơ đồ trang trí nội thất - thật khó nhận ra bất cứ một bề mặt nào không có một số hình dạng trang trí hình ảnh và ứng dụng. Phòng ngủ của Ludwig vô cùng lộng lẫy, một hiệu quả dạt được do sử dụng phong cách Gothic, với các panel bằng gỗ sồi chạm khắc và tranh vữ của A.Spiess minh họa truyền thuyết Tristan và Isolde. Phòng khách dành cho truyện thần thoại Lohengrin, Hiệp sĩ Ngỗng (Neuschwanstein có nghĩa là "Ngỗng đá mới") do Hauschild mô tả trên thảm thêu.


Phòng Ngai vàng, dựa theo quyết định của Ludwig về nhà thờ Hagia Sophia, do Edouard thiết kế, ban đầu được xem là Phòng Chén thánh trong Parsifal của Wagner. (Ảnh: puzzlehouse)

Hai phòng lớn nhất trong lâu đài là Phòng Ngai vàng và Phòng ca sĩ. Phòng Ngai vàng có các vòm Byzantine cầu kỳ bao quanh, đáng tiếc cho ngai vàng, đặt trong tiêu điểm của căn phòng lại không được thi công. Phòng Ca sĩ phỏng theo nguyên bản Wartburg, có phần trần nhà được nâng lên cùng với nhiều panel chèn đầy các motif trang trí theo ký hiệu hoàng đạo. Những phòng này giúp cho Ludwig xa lánh vai trò lịch sử như Lohengrin chẳng hạn, giữa cảnh quan bao quanh trong đó "trí tưởng tượng là mô hình để tạo ra thực tại" - sau đó Walt Disney thể hiện hình ảnh lâu đài nhìn từ phía Bắc làm biểu tượng của Disneyland.

Số liệu thực tế:
Diện tích: 5.935 m2
Độ cao: 965 m
Số phòng hoàn chỉnh (trong số 228 phòng trong đồ án): 15
Chi phí (lúc Ludwig mất): 6.180.047 mark

Thật không may, câu truyện của Ludwig không có hậu. Năm 1880 người ta ước tính chi phí hàng năm khoảng 900.000 mark mới hoàn tất lâu đài trong năm 1893. Vào lúc này Ludwig khởi công xây thêm 2 lâu đài khác, nhu cầu xây dựng 3 lâu dài cùng lúc đã vượt giới hạn khả năng kinh tế của ông, vì ông phải trả công xây dựng từ khoản trợ cấp bằng báu vật cho một vị vua chứ không lấy từ công quỹ. Có thể chính lý do này mà thần dân trong nước thường xem ông là một người lập dị dễ thương, nhưng chính phủ của ông ngày càng không đồng tình với hành vi ảo tưởng thấy rõ của ông, họ dàn cảnh để một ủy ban gồm các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần (thực tế không hề khám Ludwig) tuyên bố nhà vua mắc bệnh tâm thần, để bổ nhiệm người cậu 60 tuổi của ông làm Nhiếp chính.



Phòng Ca sĩ lấy cảm hứng theo nguyên bản ở Wartburg, đến lượt nó lại truyền cảm hứng cho tác phẩm Tannhausor của Wagner (Ảnh: rainfall)

Ludwig vô cùng đau khổ, sau cùng phải chấp nhận thoái vị, và bị trục xuất khỏi lâu đài Neuschwanstein. Ba ngày sau, vào ngày 13/06/1886, người ta phát hiện nhà vua bị chết đuối cùng với thầy thuốc của ông trong hồ Starnberg. Trái với nguyện vọng của nhà vua, lâu đài mở cửa cho khách tham quan trong 3 tuần sau khi ông mất, tạo ra sự trớ trêu đời đời đối với Ludwig - nhà vua thích sống riêng tư nhất trong lịch sử đã biến nước Đức thành nơi thu hút nhiều du khách nhất.
-------------------------- * * * --------------------------

Lâu đài Neushwanstein - Bavaria, ĐứcLâu đài Neuschwanstein (New Swan Stone Castle) là một trong những toà lâu đài đẹp nhất và nổi tiếng nhất tại nước Đức. Đây là cung điện hoàng gia tọa lạc tại vùng Bavaria, nước Đức, do vua Ludwig II của xứ Bavaria xây dựng.




Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá cheo leo ở độ cao 965m, vươn cao khỏi cánh rừng dưới chân núi dãy Alps thuộc bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cách thủ đô Berlin 2 giờ bay.
Vua Ludwig II lên ngai vàng khi mới 18 tuổi, được lịch sử Đức gọi là “vị vua điên dễ thương” bởi ông chỉ mê văn chương, hội hoạ và nghệ thuật. Chính tính cách này của vua Ludwig II đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc của lâu đài Neuschwanstein - trường phái kiến trúc giữa cổ điển và Gothic Đức thế kỷ 13.

Lâu đài đẹp như truyện cổ tích này là hình ảnh thu nhỏ hội tụ tất cả các nét độc đáo của phong cách tân lãng mạn (neo-romantic style). Lâu đài nhìn hướng ra thung lũng Hohenschwangau, nơi toạ lạc lâu đài Hohenschwangau trước kia là dinh thự của vua Ludwig II nằm cách không xa lâu đài Neuschwanstein ngày nay, gần thị trấn du lịch nổi tiếng Füssen.

-------------------------- * * * --------------------------

Lâu đài cổ tích Neuschwanstein
Lâu đài Neuschwanstein là một trong những toà lâu đài đẹp nhất nước Đức. Công trình với kiến trúc tuyệt đẹp này từng được lấy làm kiểu mẫu cho các lâu đài trong Disneyland và cũng là trường quay của các bộ phim cổ tích lãng mạn và huyền bí.



Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá cheo leo ở độ cao 965m, vươn cao khỏi cánh rừng dưới chân núi dãy Alps thuộc bang Bavaria, miền Nam nước Đức do vua Ludwig II xây dựng.














Vua Ludwig II lên ngai vàng khi mới 18 tuổi, ông là vị vua có niềm đam mê lớn với văn chương, hội hoạ và nghệ thuật. Chính tính cách này của vua Ludwig II đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc của lâu đài Neuschwanstein - là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và Gothic Đức thế kỷ 13.



Bên trong lâu đài
Thời điểm xây dựng: 1869 - 1886
Địa điểm: Dãy Alps, bang Bavaria, Đức

Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá lởm chởm vươn cao khỏi cánh rừng chân núi dãy Alps thuộc bang Bavaria là một trong những hình ảnh trữ tình quen thuộc nhất trên thế giới. Điều khiến lâu đài này khác hẳn đa số các lâu đài và cung điện khác là sự xây dựng không phải phô trương uy quyền hay của cải, mà chỉ là tư dinh của chủ nhân Ludwig II và một ít người tùy tùng.


Lâu đài Neuschwanstein vươn cao khỏi vách đá dựng đứng,











Lâu đài đẹp như truyện cổ tích này là hình ảnh thu nhỏ hội tụ tất cả các nét độc đáo, lãng mạn. Hướng ra thung lũng Hohenschwangau, từ tháp cao của lâu đài, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn thung lũng với những ngôi nhà nhỏ nằm rải rác bên sườn núi và con sông uốn lượn bao quanh lâu đài.



Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhìn từ lâu đài.







Công trình kiến trúc đẹp như trong cổ tích được xây dựng với những ô cửa sổ hình vòm Roman, tháp nhọn Gothic, các họa tiết đều trang trí bằng vàng và đá hoa kiểu Byzantine.

Ngày nay, với hơn 1 triệu du khách hàng năm, lâu đài Neuschwanstein thực sự là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất nước Đức.
-------------------------- * * * --------------------------

Lâu đài của truyện cổ tích


Đặt chân đến Disneyland, ai cũng ấn tượng với tòa lâu đài Cinderella, biểu tượng nổi tiếng của xứ sở thần tiên. Tuy nhiên, công trình này được xây dựng dựa trên lâu đài Neuschwanstein ở miền Nam nước Đức.





Lâu đài Neuschwanstein là một lâu đài nằm trong địa phận của làng Schwangau gần Füssen trong miền nam nước Đức do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng. Lâu đài này là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức. Lâu đài còn được các doanh nghiệp lữ hành gọi là "Lâu đài trong truyện cổ tích".







Lâu đài Neuschwanstein thuộc vào trong số các điểm du lịch quan trọng nhất của Đức và được cả thế giới xem như là một hình ảnh của thời kỳ Lãng mạn. Hằng năm, lâu đài thu hút khoảng 1,3 triệu du khách. Lâu đài là kiểu mẫu cho các lâu đài trong Disneyland và cũng là nơi quay nhiều phim cổ tích.






-------------------------- * * * --------------------------

Lâu đài Neuschwanstein đẹp như cổ tích


Nếu có dịp du lịch nước Đức, mời bạn đến tham quan phong cảnh lâu đài đẹp tuyệt vời như trong truyện cổ tích của lâu đài Neuschwanstein ở làng Schwangau, miền Nam nước Đức do vua Ludwig II cho xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Công trình với kiến trúc tuyệt đẹp này được lấy làm kiểu mẫu cho các lâu đài trong Disneyland và cũng là nơi quay nhiều phim cổ tích lãng mạn và huyền bí.





Cheo leo trên vách núi lâu đài nguy nga lộng lẫy như trong huyền thoại








Lâu đài nằm cheo leo trên ngọn núi đá lởm chởm, bao quanh là dãy Alpes hùng vĩ và những ngôi làng nằm trải dài dọc con sông phía dưới. Tòa lâu đài thuộc tiểu bang Bavaria và cách thành phố Munich chừng hai tiếng đồng hồ lái xe.











Từ tháp cao của lâu đài, bạn có thể nhìn thấy trọn vẹn thung lũng với những ngôi nhà nhỏ nằm rải rác bên sườn núi và con sông uốn lượn bao quanh lâu đài.



Những ngôi nhà nhỏ trong thung lũng với hồ nước tĩnh lặng







Thật lãng mạn nếu được nhìn ngắm phong cảnh bao la, tuyệt đẹp khi đứng trong những căn phòng lộng lẫy của lâu đài



Một thế giới lãng mạn và mộng mơ


Trong logo của hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney có sự hiện diện của một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Nhiều người cho rằng đây là sản phẩm trong trí tưởng tượng của các nhà thiết kế nhưng khi bạn tới lâu đài Neuschwanstein, bạn sẽ thấy tòa lâu đài thật và lâu đài của Walt Disney có nhiều điểm giống nhau. Vì thế nên không ít người đồng ý rằng Neuschwanstein là cảm hứng để các họa sĩ vẽ nên những tòa lâu đài trong phim cổ tích.



Vào thế kỷ 19 vua Luwig II mơ ước có được một tòa lâu đài mang tinh thần hiệp sĩ Đức, nó vừa phải thể hiện được không khí của đất nước từ thời Trung cổ xa xưa, lại vừa phải mang nét thần thoại. Năm 1869, những viên gạch đầu tiên của lâu đài Neuschwanstein được đặt xuống tại vùng đồi núi phía Nam nước Đức.



Sự tinh xảo được kết hợp giữa kiến trúc và hội họa



Những gian phòng chính của lâu đài dành cho tiếp khách, khiêu vũ, hội hè...











Nột thất được thiết kế tinh xảo với nét hội họa độc đáo, gam màu trang nhã





Những chùm đèn thiết kế sang trọng rực rỡ



Những căn phòng ngủ trong lâu đài đều được thiết kế cầu kỳ và xa hoa.





Lâu đài tuyết trắng bao phủ đẹp như trong giấc mơ thần thoại





Vào mùa Đông, những đỉnh núi trên dãy Alpen phủ tuyết trắng.



Vào mùa Thu, những tán cây lá vàng, lá đỏ quanh quanh lâu đài.



Mùa hạ trời trong xanh với những sắc lá vàng ươm



Mùa xuân những đồng cỏ xanh mướt trải dài khắp thung lũng.

-------------------------- * * * --------------------------

Lâu đài Neuschwanstein ở vùng Bavaria


Lâu đài Neuschwanstein ở vùng Bavaria là một trong những nơi được viếng thăm nhiều nhất tại châu Âu. Ngày nay, công trình mang vẻ đẹp như trong chuyện cổ tích này còn được lấy làm mẫu để xây lâu đài cho công viên Disneyland khắp thế giới.




Toà lâu đài Newschwanstein nhìn từ thị trấn Schwangau, nằm dưới dãy Alpes. Công trình huyền thoại này do hoàng đế Bavaria là Ludwig II cho xây dựng từ năm 1869 đến năm 1886, để làm nơi thoả mãn niềm mong mỏi được sống một cách biệt lập của mình.





Lâu đài Neuschwanstein nằm treo leo trên ngọn núi đá lởm chởm, bao quanh là dãy Alpes hùng vĩ và những ngôi làng nằm trải dài dọc con sông phía dưới. Đây là địa điểm lý tưởng cho môn dù lượn và những người ưa cảm giác mạnh vừa được bay giữa không trung vừa được ngắm cảnh lâu đài từ trên cao.





Du khách có thể chọn cách lên thăm toà lâu đài bằng xe buýt, xe ngựa hoặc đi bộ. Với con đường trải nhựa uốn lượn trên sườn núi, cộng với không khí trong lành và hai bên đường chỉ có cỏ cây với những dòng suối chảy róc rách, nên đại đa số mọi người chọn cách leo bộ để vừa đi vừa như hoà mình vào thiên nhiên hùng vĩ.





Neuschwanstein nhìn từ cầu Marienbrucke bắc ngang qua thác nước chảy giữa hẻm núi Pollat hùng vĩ. Đây là nơi cao hơn toà lâu đài và vào những ngày có sương mù đi qua cây cầu sẽ có cảm giác như đi giữa tầng mây. Hầu như tất cả du khách đến thăm lâu đài đều cố công leo tới cầu để có được tấm hình kỷ niệm với Neuschwanstein.





Đoạn đường tiến gần đến cổng chính vào lâu đài Newschwanstein, công trình chủ yếu được xây dựng bằng đá tảng, gạch vữa và đá vôi. Phần bên ngoài lâu đài tạo điểm nhấn bằng cách bố trí vô số các yếu tố trang trí khác nhau và bức tường đá như được dịu đi sự đồ sộ bằng những chi tiết tỉ mỉ.





Cổng chính để bắt đầu bước vào lâu đài cổ tích Neuschwanstein. Những du khách đã từng đến thăm công viên giải trí Disneyland ở Paris, Tokyo hay Hong Kong sẽ có cảm giác quen thuộc với khung cảnh này vì đây chính là mô hình gốc. Nhưng đứng trước toà lâu đài nguyên bản sẽ vẫn có những cảm nhận rất khác biệt.





Một trong những toà tháp cao đồ sộ của lâu đài với phần mái hình chóp nón đặc trưng, xen lẫn rừng cây và dãy núi phía xa tạo một ấn tượng khó quên. Lâu đài Công chúa ngủ trong rừng của công viên giải trí Disneyland được mô phỏng những phần thiết kế này của Neuschwanstein.




Một đoạn hành lang bên trong lâu đài Neuschwanstein. Từng có nhiều nguồn tin không chính thức cho rằng, ngân hàng trung ương Đức từng giấu tại đây một số lượng lớn vàng, đồ trang sức cổ và các bức hoạ nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó chúng được chuyển đến một địa điểm bí mật trước khi chiến tranh kết thúc.




Một góc trang trí bên trong lâu đài Neuschwanstein, vốn được trang trí và xây dựng theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau từ Byzantine đến La Mã và tân Gotique. Hoàng đế Ludwig II còn thể hiện sự ngưỡng mộ đối với nhà soạn nhạc Richard Wagner bằng cách cho vẽ nhiều cảnh trong các vở nhạc kịch của ông để trang trí tường.




Neuschwanstein nằm trên một mỏm núi cao nên khi nhìn ra xung quanh sẽ có cảm giác rất khoáng đạt. Đây là một cửa sổ của toà lâu đài nhìn xuống những ngôi làng và dòng sông bên dưới. Chính tại vị trí này du khách mới cảm nhận được độ cao kỳ vĩ của công trình.




Bắt đầu xuống núi kết thúc chuyến thăm toà lâu đài cổ tích. Với những ý tưởng được cho là kỳ quặc và công sức bỏ ra cho Neuschwanstein, hoàng đế Ludwig II bị coi là người tâm thần. Ông bị ép thoái vị và vào ngày 13/06/1886, ba ngày sạu khi bị trục xuất khỏi lâu đài, người ta phát hiện ông chết đuối trên hồ Starnberg. Nhưng ông vẫn được nhớ đến vì là người đã cho xây dựng công trình thu hút nhiều du khách nhất nước Đức.


-------------------------- * * * --------------------------

Vẻ đẹp tráng lệ của lâu đài Neuschwanstein


Lâu đài Neuschwanstein (Đức) hiện nay là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Mỗi năm có hơn 1,3 triệu khách du lịch đặt chân tới đây. Chính vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy cùng những câu chuyện lịch sử gắn liền công trình kiến trúc tuyệt vời này đã thu hút khách tham quan.

Lâu đài Neuschwanstein ở Đức là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất thế giới. Được xây dựng bởi đức vua Lugwig II, lâu đài tọa lạc trên một khối đá nằm trước dãy núi Allgau, tại Navaria, gần thị trấn Fussen, ở cuối con đường Romantic.
Lâu đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1869 và theo dự định ban đầu nó phảiđược hoàn thiện sau 3 năm, nhưng Ludwig II muốn lâu đài phải thật hoàn hảo, do đó công trình vĩ đại này đã không được hoàn thành ngay cả trước cái chết của ông (năm 1886).

Toàn bộ bên ngoài lâu đài được lát bằng những tấm đá vôi. Những vật liệu này được lấy từ Alterschrofen gần hồ Swan.
Khi tham quan lâu đài Neuschwanstein, bạn phải đi theo một lịch trình được sắp xếp theo ca (1 ca 35 phút), bạn đi dọc theo đại sảnh chiêm ngưỡng những bức bích họa của những nghệ sĩ opera, tới ngai vàng của nhà vua, phòng ngủ và một số phòng khác.Trong cung điện, bạn sẽ không được phép chụp ảnh.
Đại sảnh được chia làm hai bên, những mái vòm ở đây được trang hoàng bởi các bức tranh trang trí, sàn được lát đá vận chuyển từ Mettlach (một đô thị thuộc Merzig-Wadern, bang Saarland, Đức). Ở phía bên trái hành lang, đằng sau những ô cửa sổ mái vòm là các phòng dành cho người hầu thân cận của nhà vua.

Nội thất bên trong cũng tuyệt đẹp như vẻ bề ngoài của nó. Mặc dù, chỉ có 14 phòng được hoàn tất trước cái chết đột ngột của Ludiwg II, nhưng các phòng đều được trang trí hết sức nguy nga, tráng lệ theo phong cách của đế chế La Mã. Cũng thật trớ trêu khi không có một vị hoàng đế nào an tọa trên ngai vàng, bởi vua Ludwig qua đời trước khi nó được hoàn tất. 


Nơi thiết triều được thiết kế theo ý tưởng Grail-Hall (chén thánh) trong vở opera Parsifal. Nó được xây dựng hết sức công phu theo phong cách La Mã bởi nhà thiết kế nổi tiếng Eduard Ille và Julius Hofmann và lấy cảm hứng từ nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia ở Constantinople. Thiết triều được xây dựng với hàng loạt cột đá Pocfia (có chứa tinh thể đỏ và trắng, có thể mài bóng thành đồ trang sức), đá Lazuli (một loại đá quý hiếm, có giá trị bởi màu xanh ngọc sáng lấp lánh và đẹp tuyệt vời của nó ) và được hoàn thành vào năm nhà vua mất - năm 1886. Bậc thềm bước lên ngai vàng được lát bằng đá hoa cẩm thạch. Ngai vàng theo dự định ban đầu được thiết kế bằng vàng và ngà voi, nhưng rất tiếc điều này chưa được thực hiện. Hai bên của phòng thiết triều được trang trí những bức tranh của 12 Tông Đồ của chúa Giêsu (nhân vật trong Tân Ước, Hy Lạp), phía sau bậc thềm là mô hình những chú sư tử vàng, biểu tượng của Bavaria.

Vua Ludwig là một người ngưỡng mộ và rất ủng hộ nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Richard Wagner. Vì vậy nội thất của lâu đài được lấy rất nhiều cảm hứng từ Wagner và những vở opera của ông. Tầng thứ ba thể hiện sự ngưỡng mộ đặc biệt của Ludwig đối với những vở opera của Wagner. “Singers Hall” (hành lang khắc bức họa các nghệ sĩ) chiếm toàn bộ tầng thứ tư của Neuschwanstein, trên đó cũng chứa các ký tự từ vở opera của Wagner. 



 
Tuy Neuschwanstein được xem là một lâu đài thời Trung cổ, nhưng nó đã được lắp đặt những thiết bị hiện đại tại thời điểm đó. Trên tất cả các tầng của lâu đài có nhà vệ sinh với hệ thống xả nước tự động, cũng như một hệ thống sưởi ấm không khí cho toàn bộ lâu đài. Tuy hiện đại nhưng nhưng chúng vẫn mang tính nghệ thuật cao. Nước được cung cấp bởi một con suối gần đó, cách 200 mét so với lâu đài.






Lâu đài Neuschwanstein có một khu vườn rất đẹp, tường xây bao quanh. Giữa phòng khách và phòng đọc vua Ludwig II cho xây thêm một hang động nhân tạo để thỏa mãn trí tò mò của du khách. Chúng mang phong cách lãng mạn lúc bấy giờ. Hang động này được xây dựng mà không cần tới dây thừng và vôi vữa, một thác nước nhân tạo được dựng lên cùng với hệ thống đèn chiếu lộng lẫy ở phía trên rất hoàn hảo.

Chúng ta có thể nhìn bao quát phong cảnh lãng mạn xung quanh lâu đài ở độ cao 92 mét từ Gorge Pöllat đến Marienbrück bởi một cây cầu bắc qua thác nước dài 45 mét. Ban đầu cây cầu được thiết kế bằng gỗ và đặt theo tên mẹ của Ludwig, nữ hoàng Marie (một công chúa Phổ) nhưng tới năm 1866 nó được xây dựng lại bằng vật liệu sắt thay thế cây cầu gỗ.

Lâu đài Neuschwanstein chắc chắn là vẫn là một trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất nhưng cũng không kém phần duyên dáng. Bên trong lâu đài vẫn còn nhiều điều kì thú đang chờ chúng ta khám phá.


 


 -------------------------- * * * --------------------------

Đến lâu đài Neuschwanstein làm Lọ Lem, công chúa

Khởi hành từ ngôi làng nhỏ Hohenschwangau dưới chân núi, sau khi hăng hái “cuốc bộ” lên đến đỉnh Alps thuộc vùng tây nam cao nguyên Bavaria của Đức, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lâu đài Disney sừng sững thật sự như bước ra từ truyện cổ tích.

  
Neuschwanstein là một trong ba lâu đài hoàng gia được xây dựng theo yêu cầu của vua Lugwig II xứ Bavaria từ năm 1869. Cái tên Neuschwanstein có nghĩa là Thiên nga Đá Mới (New Swan Stone) xuất phát từ nhân vật hiệp sĩ “Swan Knight” trong nhạc kịch của soạn giả kiêm nhạc trưởng Richard Wagner. Nổi danh là một vị vua giàu tính lãng mạn, không màng chính sự mà chỉ yêu thích văn chương, hội họa và nghệ thuật, Lugwig II đã biến Neuschwanstein trở thành một thiên đường cổ tích thật sự.

  
Tòa lâu đài vẫn sừng sững đến kinh ngạc trước hai cuộc thế chiến ở Đức. Sự phong phú và phức tạp từ các họa tiết trang trí cũng như những bức tranh tường không khỏi khiến du khách ngỡ ngàng. Đặc biệt, bạn không cần phải cố gắng tưởng tượng ra quá khứ huy hoàng năm xưa của Neuschwanstein vì màu sắc và lối trang trí vẫn còn nguyên vẹn nét rực rỡ và sang trọng như ngày nào.

  
Bao bên ngoài lâu đài là bức tường thành bằng đá hoa cương, bên trong là tường gạch. Còn về nội thất, tất cả những vật dụng trong lâu đài đều được trang bị hiện đại nhất, thậm chí có thể xem là một cuộc cách mạng thời đó. Nguồn nước sạch cung cấp cho tất cả các tầng lầu được dẫn bằng đường ống từ nguồn suối cách lâu đài 200 mét, trong đó có riêng một đường dẫn nước nóng đến nhà bếp và phòng tắm. Tất cả phòng vệ sinh được gắn hệ thống giội rửa tự động. Hệ thống sưởi cho cả lâu đài về mùa đông.

  
  
Phòng thiết triều được thiết kế đậm chất Byzantine, lấy cảm hứng từ nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople (thành phố Istanbul ngày nay). Ngai vàng, thứ quan trọng nhất, đáng tiếc đã không kịp hoàn thành khi nhà vua đột ngột băng hà.

Đại sảnh kéo dài khắp tầng 4 của lâu đài, dự định sẽ là nơi diễn ra các vở nhạc kịch cho nhà vua. Trên trần sảnh là những bức tranh tường nhiều màu sắc miêu tả cuộc đời của Parsifal, anh hùng trong một vở opera của Wagner. Đáng tiếc là Ludwig chưa bao giờ có dịp sử dụng phòng này.

  
Phòng khách thoáng đãng với cách trang trí lộng lẫy nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là những bích họa miêu tả hiệp sĩ thiên nga Lohengrin, một anh hùng khác từ tác phẩm của Wagner. Bi kịch của Lohengrin là sự cô đơn – cũng chính là ý tưởng thầm kín của nhà vua. Càng về cuối đời Ludwig càng xa lánh mọi người, chìm đắm trong thế giới lãng mạn của lâu đài này.

  
  
Trong khi đó, phòng ngủ, ngược lại, được chạm khắc cầu kì theo lối Gothic Cách tân. Tương truyền 14 người thợ chạm khắc gỗ đã làm việc miệt mài trong 4 năm rưỡi để hoàn thành căn phòng này. Trong đó, giường ngủ của nhà vua thật sự là một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc từ gỗ sồi, chưa kể bộ drap trải giường được thêu tay cực kì công phu. Vì Ludwig II không lập hoàng hậu nên ta có thể thấy đây là kiểu giường độc thân, chỉ một người nằm. Ngoài ra, trên tường là bức tranh kể về chuyện tình bi kịch giữa anh hùng Tristan và nàng Isolde (khá giống câu chuyện Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa của nước ta).

  
Nếu như cung điện Versailles phô bày trước công chúng Pháp vẻ xa hoa, tráng lệ, hay Buckingham toát lên nét quý tộc lâu đời của Anh, thì lâu đài Neuschwanstein là hiện thân cho lối kiến trúc thần tiên và cách tân lãng mạn của Đức vào thế kỉ 19. Những tháp canh đỉnh nhọn lớn nhỏ ẩn hiện trong làn sương, vây quanh tòa thành vững chắc. Những chùm đèn xa hoa, lộng lẫy theo phong cách Byzantine có ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, khung cảnh nhìn từ những ban công của lâu đài cho ta một cái nhìn toàn cảnh thảo nguyên Schwangau của vùng Bavaria hùng vĩ, bạt ngàn: Hồ Alpsee và Schwansee nằm sóng đôi nhau. Xa xa là dãy núi Tyrolean phân ranh giới giữa Đức và Áo. Giống như vua Ludwig II từng nói: “Quang cảnh này là điều đẹp đẽ nhất mà ta đã tìm thấy ở lâu đài này…”

“Chốn riêng tư” của Ludwig II ngày xưa, nay trung bình đón khoảng 6,000 lượt khách tham quan mỗi ngày. Một con số thật ấn tượng! Tất cả đều trầm trồ trước lối kiến trúc hoa lệ, tuyệt mĩ của lâu đài cũng như ngưỡng mộ tấm lòng yêu nghệ thuật chân chính của nhà vua Ludwig thời xưa. Phải chăng Disney cũng đã “cảm mến” nét thơ mộng và thần tiên hiếm có của Neuschwanstein nên mới chọn lâu đài này làm biểu tượng cho mình?
(Sưu tầm tổng hợp)

2 nhận xét:

  1. Kiến trúc Pháp và Châu Âu luôn có sự khác biệt.Đẳng cấp!!!

    Trả lờiXóa
  2. Không kiến trúc nào đẹp bằng kiến trúc Pháp và Châu Âu

    Trả lờiXóa